VIẾT BLOG THÌ CÓ GÌ HAY HO?

Blog này mình lập cách đây vài năm, như là một góc nhỏ để lưu giữ những suy nghĩ, những trải nghiệm của mình. Thật ra những năm trước, mình viết không nhiều lắm, theo kiểu có mood thì viết, không có mood thì thôi (Ví dụ như năm ngoái, mood chỉ xuất hiện đúng 1 lần trong năm ahuhu). Nhưng năm nay, mình muốn dành thời gian cho việc viết nhiều hơn, như là cách để học thêm một kỹ năng mới và khi cần lại có thứ để đọc lại, ahihi.

Mình từng viết một bài cùng chủ đề này cách đây 2 năm (Why do I want to have a personal blog?), nhưng tự dưng hôm nay muốn viết lại cùng topic, để xem 2 năm trôi qua thì có gì thay đổi không.

Mà viết Blog thì có gì hay ho?

1.Đầu tiên, đó là “Don’t trust your mind!”

Vài tuần trước, mình tình cờ vô lại 1 blog cũ của mình đã bỏ quên cách đây vài năm, đọc lại những bài mình từng viết của 5,6 năm trước mà vừa bất ngờ vừa mắc cười. “Mình từng có những suy nghĩ đó sao?”; “Mình từng viết một bài như vậy sao?”, Bla bla…

Nếu như ngày trước mình khá tự tin về khả năng ghi nhớ, thì đến giờ cứ mỗi lần nhận email kiểu như: “Vì lý do bảo mật abc, hãy đổi Password, hem được giống Password cũ, phải có chữ thường, chữ hoa, ký tự đặc biệt…” đối với mình là một thử thách, bởi vì ngay sau đó thể nào cũng ủa password mới đổi là gì, mình đã note lại nó ở đâu, note này là note của password vừa đổi hay password của đợt trước,… Phải chăng đây là dấu hiệu của một người đã bớt trẻ?!

Càng lớn, càng nhiều thứ nạp vô đầu mà trí nhớ thì giảm sút nên không thể nào nhớ hết mọi thứ được. Vì vậy, việc ghi lại là một cách giúp mình sau này nhìn lại, đọc lại, để thấy mình đã từng như thế nào, đã trải qua những gì, và học được những điều gì,… cũng là một thứ hay ho. 😀

Hoặc đôi khi, cũng là sự nhìn lại trong chính việc viết, để biết mình từng viết củ chuối thế nào, hoặc là giờ đỡ hơn rồi nè, hoặc là giờ cũng củ chuối không kém nè. :))

Tóm lại là, don’t trust your mind.

2.Trước khi học cách viết hay, hãy học cách sống tốt

Viết và sống là hai việc luôn phải đi liền với nhau. Trước khi kể đến những kỹ thuật viết cần phải thực hành, như viết như thế nào cho trôi chảy, sắp xếp ý như thế nào cho logic,… thì điều quan trọng nhất với mình là, trước khi học cách viết hay, hãy học cách sống tốt. Nghĩa là mình chia sẻ từ những điều mình sống, và mình sống với những điều mình chia sẻ. Suy nghĩ, hành động, lời nói/bài viết trong cuộc sống hàng ngày phải nhất quán với nhau. Mà sống lại là một quá trình dài, nên hãy nhắc nhở và nhìn lại mình mỗi ngày. Ahihi.

3.Viết là một cách để giúp mình rèn luyện sự kiên trì và bền bỉ

Trong cuốn sách “Tôi nói gì khi nói về chạy bộ” của Haruki Murakami (Đây là cuốn sách duy nhất của ông mà mình đọc), ông có nói về việc chạy bộ giúp ông như thế nào trong việc viết sách, về sự bền bỉ và kỷ luật của 2 bộ môn này hỗ trợ nhau như nào.

Mình thật ra cũng mới chạy bộ, được khoảng thời gian không ngắn cũng không dài, và thường chạy để duy trì vận động và khoẻ là chính. Phải công nhận là việc chạy bộ đôi khi cần lắm sự kiên trì và bền bỉ để hoàn thành một cự ly, dù đôi lúc mình chỉ chạy có 5KM :(. Rồi khi ngồi viết note hay blog thì thấy nó cũng cần sự kiên trì và kỷ luật không kém. Đây là mới 1 bài ngắn để đăng lên blog, còn những người viết thành cuốn sách đúng là một chặng đường dài hơi. Thật ngưỡng mộ.

Chắc có lẽ do mình không giỏi văn chương lắm nên không phải bài viết nào cũng dễ dàng ngồi xuống là viết xong. Có lúc tự dưng cao hứng thì ngồi 1-2 tiếng là xong 1 bài, nhưng phần nhiều bài khác thì có khi cả mấy ngày cũng không biết viết gì tiếp theo.  Bài còn thiếu ý gì nữa, với suy nghĩ đó thì viết xuống như thế nào, câu chuyện nào mình sẽ chia sẻ,… thiệt là cần lắm nỗ lực và sự kiên nhẫn. Mood chỉ mới là một cái giúp mình bắt đầu, còn để đi xa đi lâu hơn nữa, để viết xong một bài thì không gì khác chính là kỷ luật bản thân & sự kiên trì.

4.Học cách tỉnh thức trong từng bài viết

Thường trước khi mỗi bài viết, mình đều tự hỏi bản thân:

  • Mình muốn viết bài này để làm gì?
  • Những thông điệp nào mình muốn chia sẻ?
  • Những câu chuyện nào mình muốn kể ra?
  • Quay lại câu hỏi đầu tiên, để làm gì?

Trừ khi một bài viết nào đó chỉ viết cho bản thân và không chia sẻ dạng Public, tất cả bài viết đã ở hình thức Public đều ít nhiều có ảnh hưởng đến người đọc theo hướng tích cực, chưa tích cực, hay neutral. Vì vậy, mình nghĩ rằng khi đã quyết định chia sẻ một điều gì đó, dù là 1 bài post ngắn trên mạng xã hội như Facebook, Instagram,.. hay là một bài viết trên Blog, thì trước hết hãy quay về chính mình để hỏi xem mình chia sẻ điều này để làm gì? Liệu đó chỉ đơn giản thoả mãn cảm xúc bản thân? Những ảnh hưởng/tác động nào có thể có với những người đọc nó?

Một câu nói đôi khi có thể ảnh hưởng ít nhiều đến cuộc sống của một người, và nếu bạn là người nổi tiếng với hàng ngàn lượt followers, thì mức độ ảnh hưởng còn lớn hơn rất nhiều.

Mình vẫn luôn nghĩ rằng, nếu bạn không thể nói được điều gì hay ho, thì có thể im lặng (ko yêu đừng nói lời cay đắng); và tương tự, nếu bạn không thể làm điều gì đó để xung quanh tốt hơn, thì có thể ít nhất đừng làm điều gì tổn hại, ảnh hưởng tới người khác, cũng đã góp phần vào hoà bình thế giới lắm rồi =).

Tất nhiên, với sự hạn chế của bản thân thì mình cũng không tránh khỏi những sai sót và tự nhắc mình nhìn lại và trau dồi mỗi ngày. Nhưng tập cho mình cách sống tỉnh thức, trong đó có việc viết một cách tỉnh thức cũng là một điều hay. Hehe.

Túm lại, viết Blog thì có gì hay ho?

Với mình viết không chỉ là một sở thích mà còn nhiều hơn thế nữa. Bởi vì nhờ việc viết, mình học được nhiều thứ, học được cách sắp xếp các câu từ, các ý để có một bài viết hoàn chỉnh; rèn luyện được sự kiên trì và kỷ luật bản thân, học được cách viết tỉnh thức; và quan trọng là, muốn viết hay thì cứ cố gắng sống tốt trước đã. 😀

Advertisement

Published by Oanh Nguyen

Be kind. Be happy. Be present.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

%d bloggers like this: